Bạn đang cần dịch thuật công chứng tài liệu nhưng không biết bắt đầu từ đâu?
Dịch thuật công chứng là gì?
Dịch thuật công chứng bao gồm 2 công việc: Dịch thuật và công chứng.
Dịch thuật công chứng bao gồm hai công việc, một là dịch thuật và hai là công chứng bản dịch.
Trong đó, dịch thuật là quá trình chuyển đổi từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác mà vẫn đảm bảo ý nghĩa được diễn giải tương đương, nội dung chính xác so với bản gốc.
Công chứng là quá trình chứng thực chữ ký người dịch của Phòng tư pháp (công chứng tư pháp) hoặc công chứng bản dịch của Văn phòng công chứng (công chứng tư nhân).
Căn cứ vào khoản 1 Điều 61 Luật Công chứng 2014, người dịch phải là là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng.
Tài liệu dịch thuật công chứng thường được sử dụng cho các mục đích pháp lý, hành chính, hoặc khi làm việc với các cơ quan nhà nước.
Ví dụ các loại tài liệu cần dịch thuật công chứng bao gồm: giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, hồ sơ xin visa, hợp đồng kinh doanh hoặc văn bằng, chứng chỉ,…
Khi nào cần dịch thuật công chứng?
Dịch thuật công chứng nhằm đảm bảo sự chính xác và hợp pháp của bản dịch tương đương với bản gốc. Điều này rất quan trọng trong các giao dịch quốc tế và thủ tục pháp lý bởi bất kỳ tài liệu nào có giá trị pháp lý khi sử dụng tại một quốc gia khác đều cần được dịch thuật và công chứng để đảm bảo tính hợp pháp. Việc dịch thuật công chứng là cần thiết trong các trường hợp sau:
- Giấy tờ cá nhân: Giấy khai sinh, hộ chiếu, chứng minh nhân dân, giấy kết hôn.
- Tài liệu pháp lý: Hợp đồng, quyết định của tòa án, văn bản thỏa thuận.
- Tài liệu kinh doanh: Báo cáo tài chính, giấy phép kinh doanh, biên bản họp.
- Tài liệu y tế: Hồ sơ bệnh án, giấy chứng nhận sức khỏe.
Việc dịch thuật công chứng diễn ra nhằm đảm bảo tính chính xác về mặt pháp lý của các tài liệu nội địa và quốc tế, tăng cường sự tin cậy và tránh những rủi ro không đáng có.
Thời gian dịch công chứng mất bao lâu?
Có rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian dịch thuật công chứng, cụ thể là:
- Đơn vị làm dịch vụ công chứng nhà nước hay đơn vị ngoài;
- Khối lượng hồ sơ, giấy tờ cần dịch thuật công chứng;
- Loại ngôn ngữ dịch thuật có thông dụng hay không;
- Cách làm việc của đơn vị dịch thuật,…
Đối với các tài liệu ngắn có nội dung đơn giản (ví dụ như: giấy khai sinh, đăng ký kết hôn,…) thì quy trình dịch thuật công chứng sẽ diễn ra khá nhanh, chỉ khoảng 1-2 ngày sẽ có kết quả. Đối với các tài liệu với nội dung dài và phức tạp (ví dụ như: giấy tờ chuyển nhượng, chứng nhận sở hữu,…) sẽ cần thời gian xử lý lâu hơn, có thể phải mất 1-2 tuần.
Có thể lấy nhanh bản dịch thuật công chứng không?
Tại G.I.A CORP, bạn hoàn toàn có thể yêu cầu dịch vụ dịch thuật công chứng lấy nhanh. Đội ngũ dịch thuật và nhân viên chuyên nghiệp sẽ hỗ trợ hoàn thành tài liệu trong thời gian sớm nhất có thể, phù hợp với yêu cầu của bạn.
Các loại tài liệu như giấy khai sinh, đăng ký kết hôn, thẻ căn cước, hộ khẩu, hộ chiếu, đăng ký kinh doanh, hồ sơ du học, bằng tốt nghiệp, bảng điểm… đều có thể dịch thuật và lấy ngay trong vòng 24h. Các tài liệu khác như hợp đồng kinh tế, chứng nhận sở hữu tài sản,… khách hàng có thể nhận ngay trong vòng 72h, tùy vào số lượng cần dịch thuật.
Hồ sơ gốc khi dịch thuật công chứng cần đáp ứng điều kiện gì?
Hồ sơ gốc khi dịch thuật công chứng cần đáp ứng các điều kiện:
- Hồ sơ gốc chỉn chu, không bị rách, bị hỏng và hợp lệ về mặt pháp lý;
- Hồ sơ gốc đảm bảo nội dung chính xác, trung thực;
- Hồ sơ gốc không mắc các lỗi liên quan tới chính tả, ngữ pháp,…
- Hồ sơ gốc phải còn thời hạn sử dụng.
Quy định về dịch thuật công chứng theo luật Việt Nam
Pháp luật Việt Nam có những quy định riêng đối với dịch thuật công chứng. Trong đó, khoản 1 Điều 61 Luật Công chứng 2014 quy định:
Đối với người phiên dịch
- Phải là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng
- Tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc đại học khác mà thông thạo thứ tiếng nước ngoài đó.
- Cộng tác viên phải chịu trách nhiệm đối với tổ chức hành nghề công chứng về tính chính xác, phù hợp của nội dung bản dịch do mình thực hiện.
Đối với công chứng viên
- Công chứng viên là người tiếp nhận bản chính giấy tờ, văn bản cần dịch, kiểm tra và giao cho người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình thực hiện;
- Lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch phải ghi rõ thời điểm, địa điểm công chứng, họ tên công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng; họ tên người phiên dịch; chứng nhận chữ ký trong bản dịch đúng là chữ ký của người phiên dịch; chứng nhận nội dung bản dịch là chính xác, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội; có chữ ký của công chứng viên và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
Công chứng viên không được nhận và công chứng bản dịch trong các trường hợp sau đây:
- Công chứng viên biết hoặc phải biết bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc không hợp lệ; bản chính giả;
- Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch đã bị tẩy xoá, sửa chữa, thêm, bớt hoặc bị hư hỏng, cũ nát không thể xác định rõ nội dung;
- Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch thuộc bí mật nhà nước; giấy tờ, văn bản bị cấm phổ biến theo quy định của pháp luật.