Người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam muốn nhận được Visa thì cần phải xuất trình Công văn nhập cảnh được Cục quản lý xuất nhập cảnh cấp. Vậy công văn nhập cảnh là gì? Thủ tục xin cấp ra sao? Hiện nay có mấy loại công văn bảo lãnh nhập cảnh?
Công văn nhập cảnh là gì?
Công văn nhập cảnh (gọi tắt là CVNC) là một văn bản do Cục quản lý xuất nhập cảnh cung cấp cho người nước ngoài vào Việt Nam. Khi có công văn chấp thuận thì người nước ngoài sẽ dễ dàng xin Visa Việt Nam tại Đại sứ quán hoặc tại các sân bay, cửa khẩu quốc tế.
Công văn hay là thư mời nhập cảnh Việt Nam sẽ được các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam gửi lên Cục xuất nhập cảnh để xin xét duyệt trước khi người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam.
Nếu bạn chưa biết, công văn nhập cảnh theo:
- Tiếng Anh là: Approval letter on arrival
- Tiếng Trung là: 入境批文
Phân loại
G.I.A CORP hỗ trợ khách hàng xin công văn nhập cảnh cho các mục đích sau đây:
- Thăm quan, du lịch (DL)
- Thương mại (DN1, NN2, NN3).
- Lao động, Đầu tư (LĐ, ĐT).
- Thăm thân (TT, VR).
Số lần nhập cảnh Việt Nam tương ứng đối với các mục đích nhập cảnh nêu trên như sau:
- Công văn nhập cảnh dành cho tất cả các mục đích: 1 tháng một lần/nhiều lần; 3 tháng một lần/nhiều lần.
- Công văn nhập cảnh dành cho các mục đích LĐ (có giấy phép lao động hoặc giấy miễn giấy phép lao động), ĐT, TT, VR: 6 tháng nhiều lần hoặc 1 năm nhiều năm nhiều lần.
Điều kiện để người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam
Hộ chiếu và thị thực
- Người nước ngoài khi nhập cảnh vào Việt Nam theo diện đơn phương miễn thị thực được yêu cầu sở hữu hộ chiếu còn thời hạn tối thiểu là 06 tháng trở lên;
- Thời hạn thị thực ngắn hơn thời hạn hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế ít nhất 30 ngày.
Các trường hợp chưa cho phép nhập cảnh
Theo Điều 21 của Luật nhập cảnh, quá cảnh, xuất cảnh, cư trú cho người nước ngoài tại Việt Nam theo số có quy định các trường hợp chưa cho phép nhập cảnh như sau:
- Trẻ em dưới 14 tuổi không có cha, mẹ, người giám hộ hoặc người được ủy quyền đi cùng;
- Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú;
- Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng;
- Bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực;
- Bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam chưa quá 06 tháng kể từ ngày quyết định buộc xuất cảnh có hiệu lực;
- Vì lý do phòng, chống dịch bệnh.
- Vì lý do thiên tai;
- Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Tóm lại, khi người nước ngoài muốn nhập cảnh vào Việt Nam thì cần phải đáp ứng đủ 2 điều kiện:
- Hộ chiếu còn thời hạn theo quy định;
- KHÔNG thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh theo quy định.
Thủ tục xin công văn nhập cảnh
Mẫu công văn xin nhập cảnh Việt Nam
Mẫu NA2 của Cục xuất nhập cảnh ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BCA quy định về biểu mẫu xin cấp visa, thị thực tạm trú cho người nước ngoài với tất cả loại visa theo quy định của Việt Nam.
Hồ sơ xin công văn nhập cảnh Việt Nam
Tùy thuộc vào từng mục đích nhập cảnh mà hồ sơ xin công văn nhập cảnh sẽ có những khác biệt, cụ thể:
Đối với mục đích thương mại, đầu tư, làm việc
- Giấy đăng ký kinh doanh/ giấy chứng nhận đầu tư (bản sao y công chứng);
- Hộ chiếu của người nước ngoài (bản sao);
- Mẫu Công văn xin nhập cảnh cho người nước ngoài (mẫu NA2) được đóng dấu và ký tên của doanh nghiệp bảo lãnh cho người nước ngoài;
- Giấy giới thiệu của doanh nghiệp (bản gốc);
- Mẫu đơn giới thiệu mẫu chữ ký, con dấu của công ty bảo lãnh (mẫu NA16);
- Các giấy tờ khác theo yêu cầu.
Đối với mục đích thăm thân
- Giấy đăng ký kinh doanh (bản sao y công chứng);
- Mẫu Công văn xin nhập cảnh cho người nước ngoài (mẫu NA2) được đóng dấu và ký tên của doanh nghiệp bảo lãnh cho người nước ngoài;
- Mẫu đơn giới thiệu mẫu chữ ký, con dấu của công ty bảo lãnh (mẫu NA16);
- Hộ chiếu của người nước ngoài (bản sao);
- Hộ chiếu và giấy tờ lưu trú tại Việt Nam của người nước ngoài đang ở Việt Nam (bản sao);
- Giấy tờ chứng minh mối quan hệ (bản hợp pháp hóa lãnh sự nếu do nước ngoài cấp);
- Các giấy tờ khác theo yêu cầu.
Đối với mục đích du lịch
- Giấy đăng ký kinh doanh (bản sao y công chứng);
- Mẫu Công văn xin nhập cảnh cho người nước ngoài (mẫu NA2) được đóng dấu và ký tên của doanh nghiệp bảo lãnh cho người nước ngoài;
- Mẫu đơn giới thiệu mẫu chữ ký, con dấu của công ty bảo lãnh (mẫu NA16);
- Hộ chiếu của người nước ngoài (bản sao);
- Lịch trình du lịch;
- Các giấy tờ khác theo yêu cầu.
Địa chỉ nộp hồ sơ
Công văn nhập sẽ được nộp tại Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam. Tùy vào địa chỉ tạm trú mà bạn có thể nộp hồ sơ tại các điểm sau:
- Khu vực phía Bắc: 44-46 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội.
- Khu vực phía Nam: 333-335-337 đường Nguyễn Trãi, Q1, TP. Hồ Chí Minh
- Khu vực miền Trung: 7 Trần Quý Cáp, TP. Đà Nẵng
Thời gian làm việc:
- Buổi sáng: từ 8h đến 11h30.
- Buổi chiều: từ 13h30 đến 16h.
Lưu ý: Làm việc từ thứ 2 đến thứ 6, nghỉ các ngày thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ, tết.
Ngoài thời gian làm việc như trên, nếu người nước ngoài có nhu cầu muốn làm visa nhập cảnh Việt Nam sẽ cần phải sử dụng dịch vụ ngoài giờ làm việc với chi phí cao hơn so với dịch vụ vào các ngày bình thường.
Thủ tục để duyệt công văn lấy nhanh theo nhu cầu
- Bản scan hộ chiếu bao gồm các thông tin: tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, số hộ chiếu, ngày hộ chiếu hết hạn;
- Loại công văn nhập cảnh cần xin;
- Ngày nhập cảnh dự kiến;
- Bản scan đăng ký kinh doanh (nếu có công ty bảo lãnh).
Thời gian nhận duyệt công văn
- Buổi sáng trước 09h25
- Buổi chiều trước 14h25
Thời gian trả kết quả công văn
- Buổi trưa: 11h30 đến 12h00
- Buổi chiều; 16h45 đến 18h00
Ngoài dịch vụ xin công văn nhập cảnh ra nhanh theo yêu cầu thì G.I.A CORP cũng cung cấp dịch vụ xin CVNC cho các quốc tịch như:
- Châu Á: Afghanistan, Saudia Arabia, Bahrain, Bhutan, Iran, Iraq, Jordan, Kuwait, Liban, Maldivies, Nepal, Oman, Pakistan, Palestin, Qatar, Srilanka, Syria, Turkey, Yemen.
- Châu Phi: Algieria, Angola, Benin, Bostwana, Burkina Faso, Burundi, Cameron, Congo, Djibouti, Egypt, Equatorial Guinea, Ethiopia, Gabon, Gambia, Ghana, Guinea, Kenya, Lesotho, Liberia, Lybia, Madagascar, Malawi, Mali, Mauritius, Marocco, Mozambique, Nambia, Niger, Nigieria, Rwanda, Senegal, Seychelles, Sierra Leone, Somali, South Africa, Sudan, Swaziland, Tanzania, Togo, Tunisia, Uganda, Zambia, Zimbabwe.
Thời gian duyệt công văn với quốc tịch nêu trên:
- Xử lý bình thường: 7 ngày
- Xử lý nhanh theo yêu cầu: 5 ngày (+ thêm phí)